TRÀ GIẢO CỔ LAM CÓ THỂ GÂY HẠI CHO SỨC KHỎE – LIỆU BẠN CÓ BIẾT?

Hỗ trợ điều trị bệnh và tăng cường sức khỏe nhờ vào trà giảo cổ lam? Xem ngay!

Giảo cổ lam được ví như cây trường sinh, cỏ thần kỳ bởi vô vàn tác dụng trong phòng và điều trị bệnh tật, kéo dài tuổi thọ ở con người. Vậy cây giảo cổ lam là cây gì, có tác dụng như thế nào và sử dụng ra sao? 

trà giảo cổ lam

Thông tin chung về dược liệu giảo cổ lam

  • Tên dược liệu: Giảo cổ lam
  • Các tên gọi khác: Cây trường sinh, cỏ trường thọ hay thảo trường sinh (Trung Quốc), phúc ẩm thảo (Nhật Bản), cỏ thần kỳ, cổ yếm, dền toòng, ngũ diệp sâm, sâm 5 lá, thư tràng 5 lá, dây lõa hùng, thất diệp đảm
  • Tên tiếng Trung: Jiaogulan
  • Danh pháp khoa học: Gynostemma Pentaphyllum
  • Thuộc họ Bầu bí – Cucurbitaceae

Giảo cổ lam và đặc điểm thực vật là gì?

Từ thế kỷ XVII ở Trung Quốc, dược liệu này được sử dụng cho vua chúa, bậc đế vương và cung tần để kéo dài tuổi thọ và làm đẹp. Chính vì thế, cây thuốc được ưu ái đặt tên là thảo trường sinh.

Ở Nhật Bản, qua một công trình nghiên cứu tuổi thọ bình quân của một bộ lạc là 98, phát hiện người dân nơi đây đều dùng giảo cổ lam mỗi ngày. Từ đó, dược liệu được gọi là phúc ẩm thảo.

Còn ở nước ta, loại dược liệu này mới bắt đầu được phát hiện, nghiên cứu và sử dụng từ những năm 1997 bởi GS Phạm Thanh Kỳ.

Dược liệu có những đặc điểm thực vật như sau:

  • Cây thân thảo có thân mảnh, dễ gãy, mọc leo nhờ các tua cuốn đơn ở nách lá, có cây đực và cây cái riêng biệt (tức cây hoa đơn tính khác gốc).
  • Lá cây giống lá kép, có hình chân vịt khép kín, màu xanh thẫm.
  • Hoa mọc thành cụm có hình chuỳ, bông hoa nhỏ có màu trắng, các cánh hoa nở xòe rời nhau, tạo hình ngôi sao. Bao phấn ở bông hoa dính thành đĩa, bầu hoa có 3 vòi nhuỵ.
  • Quả có hình cầu, kích thước 5 – 9mm, khi chín quả có màu đen.

Cây giảo cổ lam có mấy loại, loại nào tốt hơn?

Cây giảo cổ lam có mấy loại, loại nào tốt hơn?

Căn cứ vào đặc điểm của lá giảo cổ lam mà dược liệu được chia thành 3 loại gồm loại 3 lá, loại 5 lá và loại 7 lá. Mỗi một loại có đặc điểm khác nhau, hiệu quả và giá thành cũng khác nhau.

  • Giảo cổ lam 3 lá: Hiệu quả không cao, y học ít khi sử dụng và đang được nghiên cứu thêm. Cây có 3 lá, dây leo to nhất trong 3 loại, cây tươi có vị ngọt, không đắng, khi phơi khô không có mùi thơm, pha nước có vị nhạt, không thơm.
  • Giảo cổ lam 5 lá: Còn gọi là ngũ diệp sâm, sâm năm lá, được sử dụng nhiều nhất. Cây tươi có dây leo nhỏ, 5 lá, có vị đắng, khi phơi khô pha trà vị hơi đắng nhưng ngọt hậu, mùi thơm thoang thoảng như sâm.
  • Giảo cổ lam 7 lá: Cây có 7 lá, dây leo lớn, cây tươi có vị đắng, khi phơi khô không thơm, pha trà đắng và khó uống.

Cây loại 3 lá hầu như không được sử dụng làm thuốc, hầu hết các bài thuốc đều sử dụng cây 5 lá hay còn gọi là ngũ diệp sâm, loại này chứa nhiều thành phần tốt cho sức khoẻ nhất.

Tại Trung Quốc và Nhật Bản chỉ dùng loại 5 lá. Còn ở Việt Nam, bên cạnh sử dụng giảo cổ lam 5 lá thì công dụng giảo cổ lam 7 lá đang được nghiên cứu thêm và bắt đầu ứng dụng trong một số bài thuốc.

Khi mua dược liệu, tốt nhất bạn nên tìm mua đúng loại 5 lá hay còn gọi là ngũ diệp sâm để có nhiều tác dụng và tốt nhất khi sử dụng.

Thu hái và chế biến dược liệu

Để sử dụng, người dân thường thu hoạch lá và dây leo quanh năm, có thể dùng tươi hoặc dùng khô đều được. Dĩ nhiên, loại giảo cổ lam được ưa chuộng nhất vẫn là loại 5 lá.

Cây thuốc sau khi được thu hái đem rửa sạch sẽ đất cát, chất bẩn, chặt thành đoạn nhỏ và đem phơi khô dưới ánh nắng lớn. Nhiều nơi còn sao vàng để dược liệu dậy mùi thơm hơn và bảo quản được lâu hơn.

Cây thuốc sau khi chế biến được đóng cẩn thận vào túi kín, để nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nước, tránh mối mọt để dùng dần.

Ngoài ra, nhiều nơi còn thu hoạch dược liệu để bào chế thành rượu, bột thuốc hoặc dùng để làm nguyên liệu trong các loại thuốc Tây, thực phẩm chức năng.

Tính vị và thành phần của dược liệu

Tính vị và thành phần của dược liệu

Trong các tài liệu cổ của Y học Trung Quốc, dược liệu có tính hàn, tiền khổ hậu cam cam (tức vị đắng hậu ngọt), có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, ích khí kiện tỳ, tiêu u, tiêu viêm, chống phù nề.

Sách cổ “Nông chính toàn thư hạch chú” và sách “Từ điển cây thuốc Việt Nam” ghi chép rằng, giảo cổ lam có tác dụng 3 chống (gồm chống mệt mỏi, chống lão hoá và chống u), 3 giảm (gồm giảm căng thẳng, giảm béo, giảm nám sạm), 6 tốt (gồm da tốt, sức khỏe tốt, ăn ngủ tốt, thần kinh tốt và tiêu hoá tốt).

Bên cạnh đó, đây cũng cây thuốc được y học hiện đại dày công nghiên cứu nhiều năm nay. Qua đó, khẳng định, trong dược liệu có chứa các thành phần sau:

  • Cây Giảo cổ lam (Gynostemma pentaphyllum) còn có tên là Ngũ diệp sâm, cây Trường thọ, có thành phần hơn 100 loại hoạt chất nhóm Saponin, ngoài ra còn có các: acid amin, vitamin, nguyên tố vi lượng. Trong đó có nhiều loại Saponin có cấu trúc giống với Saponin có trong Nhân sâm và Tam thất, đặc biệt giảo cổ lam 7 lá chứa saponin nhiều gấp 3 – 4 lần so với nhân sâm.
  • Hoạt chất Flavonoid
  • Polysaccharide
  • Các vitamin, acid amin tan trong nước, và khoáng chất như selen, mangan, kẽm, photpho, sắt, canxi,…

Điểm danh những tác dụng của giảo cổ lam với sức khỏe con người

Người ta ưu ái gọi giảo cổ lam là cỏ trường sinh vì những công dụng rõ rệt của nó đối với sức khỏe. Cho tới thời điểm hiện tại, đã có hàng trăm công trình nghiên cứu khoa học về công dụng giảo cổ lam và khẳng định, đây là một dược liệu thần kỳ mà thiên nhiên ban tặng cho con người.

Giảm cholesterol trong máu và ngăn ngừa bệnh tim mạch

Năm 1999, GS Phạm Thanh Kỳ nhận định giảo cổ lam có tác dụng giảm nồng độ nitrat, giảm chất béo, giảm tổng lượng cholesterol toàn phần trong máu tới 71%, giảm triglycerid, giảm LDL và tăng HDL nhờ saponin. Từ đó có tác dụng ngăn chặn mảng xơ vữa động mạch, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tăng cường lưu thông máu lên não.

Đồng thời, GS Trần Văn Sung phát hiện công dụng giảo cổ lam 5 lá làm giảm các cơn đau tim, tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, bảo vệ tim nhờ hoạt chất adenosine.

Tác dụng của cây giảo cổ lam với bệnh huyết áp

Khi nghiên cứu giảo cổ lam chữa bệnh gì, một nhóm nghiên cứu ở Mỹ đã tiến hành thử nghiệm trên 223 bệnh nhân huyết áp, chia 3 nhóm và có kết quả như sau:

  • Nhóm 1 dùng giảo cổ lam, kết quả hạ chỉ số huyết áp 82%
  • Nhóm 2 dùng nhân sâm và hạ chỉ số huyết áp 41%
  • Nhóm 3 dùng thuốc hạ huyết áp indapamide hạ chỉ số huyết áp 93%

Từ đó đưa ra nhận định, uống trà giảo cổ lam kích thích cơ thể sản sinh oxit nitric, giúp kiểm soát huyết áp rất hiệu quả.

Tác dụng của giảo cổ lam khô trong ổn định chỉ số đường huyết

Năm 2011, thử nghiệm lâm sàng trên bệnh nhân đái tháo đường tuýp 2 (đều có chỉ số đường huyết cao từ 9 đến 14 mmol/l) sử dụng trà giảo cổ lam liều lượng 6g/ngày trong 12 tuần. Kết quả, các bệnh nhân đều giảm chỉ số xuống 3mmol/l so với nhóm không dùng.

Từ đó, đưa ra lời khuyên bệnh nhân tiểu đường tuýp 2 nên uống trà giảo cổ lam mỗi ngày để hạ đường huyết, kiểm soát và ổn định chỉ số đường huyết.

Ngoài ra, cao giảo cổ lam điều chế bằng phương pháp đông khô chân có tác dụng chống oxy hóa, kháng khuẩn, ức chế enzyme α-glucosidase, cực tốt cho người bị tiểu đường.

Cải thiện tình trạng gan nhiễm mỡ, bảo vệ tế bào gan

Nghiên cứu công bố trên tạp chí Y học Trung Hoa của Mỹ cùng nghiên cứu của bệnh viện Shuguang Trung Quốc phát hiện ra nhiều hoạt chất có tác dụng rất tốt với gan.

Cụ thể, cỏ trường sinh có tác dụng chống vi trùng, giảm tối đa tổn thương trên gan, giảm các triệu chứng xơ gan ở cả giai đoạn sớm và trong quá trình gan xơ hoá. Nhờ đó khẳng định thảo dược có khả năng cải thiện xơ gan, phục hồi chức năng gan bằng cách ức chế hình thành mô sẹo gan, đồng thời còn cải thiện tình trạng gan bị nhiễm mỡ.

Tăng cường hệ miễn dịch, tăng sức đề kháng

Nhờ hoạt chất flavonoid, các loại vitamin, nguyên tố vi lượng mà cây thuốc này có tác dụng chống oxy hóa, chống độc, bảo vệ và tăng cường chức năng của tế bào miễn dịch. Đồng thời sát khuẩn, sát trùng, tiêu diệt tế bào gây bệnh, những nhân tố gây hại bên ngoài, tăng cường miễn dịch và đề kháng.

Sử dụng dược liệu mỗi ngày sẽ giúp cơ thể khỏe mạnh, ít đau ốm và mắc bệnh hơn.

Giảm stress, mệt mỏi, cải thiện chất lượng giấc ngủ, ngăn ngừa lão hoá

Giảo cổ lam có hiệu quả thúc đẩy quá trình cân bằng nội môi cơ thể, nhờ đó giúp cơ thể chống lại tác động tiêu cực của việc căng thẳng quá mức, giảm stress, thư giãn tinh thần, đầu óc, minh mẫn, sảng khoái, nhiều năng lượng.

Không chỉ thế, dùng trà giảo cổ lam mỗi ngày có tác dụng làm chậm và ngăn ngừa lão hoá ở da và tóc, kích thích tuần hoàn máu lên não giúp ngủ sâu giấc.

Tăng sức bền, tăng năng lượng

Ở Nhật Bản, Trung Quốc và Hàn Quốc, người ta dùng rễ, thân leo và lá cây thuốc như một loại trà để chống mệt mỏi, tăng sức bền và năng lượng.

Nghiên cứu tác dụng tăng lực co cơ của dược liệu còn cao hơn cả Quercetin và Phylamin, tốt cho vận động viên, người lao động nặng.

Tác dụng giảo cổ lam với bệnh nhân Parkinson

Parkinson hay bệnh rối loạn vận động, nguyên do từ rối loạn thoái hoá ở hệ thần kinh. Một nghiên cứu của Hàn Quốc đăng tải trên tạp chí nghiên cứu Y học quốc tế cho rằng, dược liệu này có tác dụng với căn bệnh này.

Chiết xuất giảo cổ lam kích thích sản xuất Glutathione trong não, bảo vệ tế bào thần kinh, chống oxy hóa mạnh và hỗ trợ điều trị bệnh parkinson.

Trà giảo cổ lam có giúp giảm cân không?

Qua kết quả của các nghiên cứu khoa học thì trà giảo cổ lam có tác dụng giảm cân, giảm mỡ, kiểm soát cân nặng hiệu quả.

Uống trà mỗi ngày sẽ giúp hoạt hóa men AMPK, điều hoà chuyển hoá năng lượng, thúc đẩy oxy hoá chất béo, tăng cường chuyển hóa đường, đạm và mỡ dư tích tụ.

Đặc biệt, công dụng này hiệu quả với mỡ thừa ở bụng, bắp tay, bắp chân, đùi, vốn là phần mỡ cơ thể rất khó giảm bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên để có hiệu quả như ý muốn, khi sử dụng trà để giảm cân nên kết hợp với các phương pháp tập luyện, ăn uống khoa học.

Giảo cổ lam khô có tác dụng với bệnh ung thư hay không?

Năm 2011, GS.TS Phạm Thanh Kỳ cùng PGS.TS Trần Lưu Vân Hiền công bố chiết xuất thảo dược này kìm hãm sự phát triển khối u rõ rệt.

Tiếp đó, vào năm 2012, GS đã phát hiện ra thêm 7 hoạt chất saponin mới đặt tên là gypenosid VN 01 – 07, công bố có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư vú, phổi, tử cung, đại tràng, bạch cầu.

Đồng thời, các nghiên cứu cho thấy, trong giảo cổ lam có tới 230 hợp chất đã phân lập, ức chế tăng sinh tế bào ung thư. Các chất chống oxy hoá còn giúp hỗ trợ điều trị và phòng ngừa ung thư hiệu quả.

Hiện nay, các chế phẩm từ cây thuốc đã chính thức được sử dụng để hỗ trợ điều trị ung thư tại nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Mỹ, Nga, Đức, Việt Nam, Nhật Bản,…

Hướng dẫn các cách dùng giảo cổ lam hiệu quả nhất

Hiện nay, có rất nhiều cách để sử dụng dược liệu này, có thể dùng cây tươi, cây khô hoặc các chế phẩm như trà, viên nén, cao,…

Cách pha trà

Để pha trà, bạn có thể sử dụng giảo cổ lam khô hoặc loại túi lọc bán sẵn trên thị trường vô cùng tiện lợi.

Cách làm như sau:

  • Lấy một nhúm dược liệu khô (khoảng 20g) vào bình trà, đổ một ít nước sôi vào tráng qua sau đó đổ nước đầu.
  • Tiếp tục cho 400ml nước sôi vào bình, đậy kín và hãm trà trong khoảng 15 phút, tương tự như cách pha trà xanh bình thường.
  • Hoặc thuận tiện hơn có thể pha 1 gói trà túi lọc bán sẵn, hãm tương tự như cách trên.
  • Trà giảo cổ lam có vị hơi đắng, uống vào có dư vị ngọt ở cổ họng, mùi thơm dịu nhẹ, rất dễ chịu. Mỗi ngày không dùng quá 60g và nên chia thành nhiều lần uống.

Đun sắc nước thuốc

Để chữa bệnh, ông cha ta thường đun sắc nước thuốc từ dược liệu hoặc kết hợp với các thảo dược khác để tăng thêm hiệu quả.

Các cách làm như sau:

Cách 1: Dùng 50g dược liệu khô sắc cùng 2 lít nước, sau khi sôi đun tiếp thêm 5 phút nữa thì tắt bếp. Chắt nước thuốc uống thay nước lọc mỗi ngày, tuy nhiên chỉ nên uống trước 5h chiều, tránh uống vào buổi tối.

Cách 2: Dùng 30g giảo cổ lam, 30g xạ đen, 20g cà gai leo sắc với 1.5 lít nước, đun trong khoảng 15 phút hoặc hãm không đun trong 45 phút và uống trong ngày.

Tác dụng của trà giảo cổ lam kết hợp xạ đen và cà gai leo rất tốt cho người bị ung thư, bệnh gan, huyết áp, tiểu đường, viêm gan,…

Sử dụng viên nén

Trên thị trường hiện nay có các sản phẩm từ giảo cổ lam trong đó có dạng viên nén 4 – 10g.

Bạn có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để sử dụng viên nén mỗi ngày để tăng cường sức khỏe, phòng ngừa và hỗ trợ bệnh tật. Cách này vừa đơn giản, vừa tiện lợi, rất phù hợp với dân văn phòng hay người quá bận rộn.

Chế biến món ăn

Giảo cổ lam còn được sử dụng như một loại “rau rừng” đối với đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống ở vùng cao. Họ thu hoạch lá cây, sử dụng để làm thành các món xào như giảo cổ lam xào lòng gà, rau xào, vò nát nấu canh, thái nhỏ rán cùng trứng,… đều là những món ăn ngon miệng và dinh dưỡng cho bữa cơm hằng ngày.

Cách làm các món ăn này rất đơn giản, chỉ cần chế biến tương tự như một loại rau thông thường và sử dụng hàng ngày.

Tác dụng phụ của giảo cổ lam, tương tác và lưu ý khi sử dụng

Với nhiều tác dụng tuyệt vời cho sức khỏe con người, hiện giảo cổ lam đang được rất nhiều người tìm mua sử dụng. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả và an toàn trước khi sử dụng bạn phải ghi nhớ những điều dưới đây.

Đối tượng không nên sử dụng

Dược liệu này lành tính, phù hợp với nhiều đối tượng khác nhau. Tuy nhiên, một vài nhóm người nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi dùng hoặc nên tránh dùng:

  • Phụ nữ đang mang thai và cho con bú: Một số hoạt chất trong cây thuốc có thể tác động gây dị tật bẩm sinh thai nhi do đó khi mang thai phụ nữ không nên dùng. Mặc dù chưa có nghiên cứu nào về tác động của dược liệu với phụ nữ cho con bú nhưng các bà mẹ nên tránh dùng để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
  • Trẻ nhỏ dưới 6 tuổi, người đang trong quá trình dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép.
  • Bệnh tình có thể thêm trầm trọng nếu dùng cho người mắc bệnh tự miễn dịch như đa xơ cứng MS, lupus ban đỏ hệ thống, viêm thấp khớp.
  • Người có tiền sử dị ứng thảo mộc, dị ứng thực phẩm, dị ứng với các dị nguyên ở môi trường bên ngoài.
  • Người có thể hư hàn, tay chân lạnh buốt, không chịu được lạnh, mệt mỏi, đuối sức, đổ mồ hôi trộm, thở dốc và ngắn, đại tiện phân lỏng, mạch trầm nhược, miệng nhạt, khát khô.
  • Dược liệu có thể làm chậm đông máu, rối loạn chảy máu, tăng nguy cơ chảy máu trong và sau phẫu thuật, do đó phải ngưng sử dụng trước ít nhất 2 tuần trước lịch phẫu thuật.

Tác dụng phụ có thể gặp và khuyến cáo liều lượng sử dụng 

Đối với một số cơ địa nhạy cảm, dị ứng hoặc khi dùng quá liều lượng cho phép có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như sau:

  • Khó ngủ, trằn trọc và mất ngủ: Dùng trà giảo cổ lam vào buổi chiều tối khiến cơ thể tỉnh táo, hưng phấn, kích thích thần kinh quá mức dẫn đến khó ngủ.
  • Tụt huyết áp: Sử dụng quá liều dẫn đến hạ huyết áp nhanh và đột ngột, mệt mỏi.
  • Đầy hơi, chướng bụng, đi ngoài: Thường gặp khi dùng nước dược liệu qua đêm.
  • Ngộ độc: Trường hợp sử dụng quá nhiều có thể gây ngộ độc, tương tự như ngộ độc nhân sâm.

Vậy nếu uống giảo cổ lam thường xuyên có tốt không? 

  • Các chuyên gia cảnh báo, mỗi ngày chỉ dùng không quá 60 – 70g dược liệu khô, tuỳ thuộc vào thể trạng, sức khỏe, độ tuổi người dùng.
  • Bệnh nhân mỡ máu, tiểu đường tuýp 2, tim mạch, huyết áp cao nên dùng tối thiểu 12 – 30g trà mỗi ngày.
  • Chỉ nên dùng liên tục tối đa 4 tháng, sau đó nghỉ ngắt quãng 1 – 2 tuần rồi mới sử dụng tiếp để đảm bảo an toàn.

Cảnh báo một số tương tác có thể gặp

Dược liệu có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc đang dùng như:

  • Thuốc làm giảm hệ miễn dịch: cyclosporine, azathioprine, basiliximab, muromonab, daclizumab, tacrolimus, mycophenolate, corticosteroid,…
  • Thuốc làm chậm đông máu, thuốc chống co giật, chống huyết khối: aspirin, diclofenac, ibuprofen, clopidogrel, naproxen, warfarin,…

Ngoài ra còn có thể xảy ra tương tác với một số loại thuốc khác. Chính vì thế, khi sử dụng bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ đang điều trị để đảm bảo an toàn nhất.

Một số lưu ý khác khi sử dụng

Bên cạnh những điều trên thì khi sử dụng, bạn cũng cần lưu ý một số điều dưới đây:

  • Trà giảo cổ lam chỉ nên uống vào sáng hoặc chiều không nên uống vào buổi tối, không dùng trà để qua đêm hoặc đun lại nhiều lần, không uống quá nhiều.
  • Không sử dụng khi bụng đói, có thể xảy ra hiện tượng kích thích dạ dày gây chóng mặt, buồn nônkhó chịu.
  • Người bị huyết áp thấp chỉ dùng sau khi ăn no, thêm một lát gừng hoặc ít đường. Để hỗ trợ điều trị bệnh, có thể kết hợp cây thuốc cùng dược liệu khác.
  • Sau khi uống trà dược liệu có thể gặp triệu chứng nóng trong, tăng nhẹ huyết áp, khô miệng, đắng miệng, khát nước, nên uống thêm nước lọc. Sau một thời gian sử dụng cơ thể sẽ tự điều chỉnh để cân bằng.
  • Nếu dùng để giảm cân thì cần phải kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học. Đặc biệt dược liệu có thể kích thích tiêu hoá gây cảm giác đói, nên khi sử dụng phải kiểm soát chặt chẽ chế độ dinh dưỡng nạp vào.
  • Khi sử dụng trong các bài thuốc để chữa bệnh, cần kết hợp với chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt khoa học, suy nghĩ tích cực để tăng hiệu quả.
  • Nếu có hiện tượng dị ứng, cần ngưng sử dụng dược liệu, tham khảo ý kiến của người có chuyên môn nếu muốn tiếp tục sử dụng. Thời gian đầu cơ thể chưa thích nghi được nên giảm liều lượng và tăng từ từ khi đã quen.

Trà giảo cổ lam với công dụng hiệu quả và an toàn cho sức khỏe con người, một loại sản phẩm phù hợp cho những ai ưa thích lối sống lành mạnh, dưỡng sinh từ bên trong cơ thể.

Nếu bạn đang tìm kiếm một phương pháp an toàn lại tốt cho sức khỏe hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và lựa chọn kỹ càng về trà giảo cổ lam nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *