Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để nhanh lành nhất?

Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để không lưu lại sẹo, không bị nhiễm trùng là điều mà hầu hết các mẹ quan tâm. Nếu muốn biết rõ hơn, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ở bài viết này nhé!

Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để nhanh lành nhất?
Chăm sóc vết mổ sau sinh như thế nào để nhanh lành nhất?

Những vấn đề thường gặp sau sinh mổ là gì?

  • Đau và cần nhiều thời gian hồi phục: sau khi sinh mổ, người mẹ sẽ có cảm giác đau trong một thời gian dài, cho đến khi vết mổ lành và ổn định. So với sinh thường, những trường hợp sinh mổ cũng mất nhiều thời gian hơn để hồi phục.
  • Mất máu nhiều hơn: sinh mổ sẽ gây mất màu nhiều hơn sinh thường. Nếu mất máu quá nhiều, sản phụ sẽ được chỉ định truyền máu.
  • Nhiễm trùng: phụ nữ sau sinh mổ có thể gặp phải một số loại nhiễm trùng như nhiễm trùng vết mổ, nhiễm trùng niêm mạc tử cung, nhiễm trùng đường tiết niệu…
  • Xuất hiện những cục máu đông: sau sinh mổ, sản phụ có nguy cơ xuất hiện những cục máu đông trong cơ thể. Dấu hiệu của tình trạng này là ho, khó thở hoặc có tình trạng sưng ở bắp chân. Nếu những cục máu đông này xuất hiện trong phổi thì sẽ gây thuyên tắc phổi, rất nguy hiểm. Để khắc phục, các mẹ nên vận động nhẹ nhàng để máu được lưu thông, tuần hoàn tốt hơn, tránh nguy cơ xuất hiện cục máu đông.
  • Tác dụng phụ của thuốc gây tê: những phương pháp gây tê này có thể gây ra tình trạng đau đầu dữ dội, gây tổn thương thần kinh. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ kéo dài vài ngày hoặc vài tuần.

Chăm sóc vết mổ sau sinh ở tuần đầu tiên

Đây là thời gian cực kỳ quan trọng để tránh viêm nhiễm và biến chứng. Thông thường vào giai đoạn này, các mẹ sẽ được bác sĩ chuyên khoa sản tiến hành vệ sinh vết mổ hàng ngày. Để đảm bảo an toàn cho vết mổ, hạn chế tình trạng nhiễm trùng, mẹ nên tuân thủ theo các chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

Khoảng 3 ngày sau, vết mổ có thể sẽ khô lại và mẹ có thể mở băng cho thông thoáng. Khi tắm, mẹ chỉ nên nhúng nước ấm lau người và không động chạm gì đến vết mổ. Khoảng thời gian này, mẹ cần đặc biệt lưu ý nếu thấy vết mổ đau hay có bất thường xảy ra. Cần báo ngay cho bác sĩ để được kiểm tra.

Chăm sóc vết mổ sau sinh từ tuần thứ 2 trở đi

Khi bước sang tuần thứ 2, các mẹ cần tiến hành vệ sinh vết mổ sạch sẽ hàng ngày cho tới ngày cắt chỉ. Có rất nhiều cách vệ sinh vết mổ bằng các dung dịch povidine 10% hoặc betadine. Tuy nhiên mẹ cần lưu ý một số điều sau:

  • Chỉ nên sử dụng khăn bông mềm tiệt trùng, loại dùng cho trẻ sơ sinh để lau người và khu vực vết mổ.
  • Nên lau từ phía trước ra phía sau để tránh tác động vào vết mổ.
  • Có thể chườm lạnh để giảm sưng đau vết mổ.
  • Nên tắm bằng nước ấm, nhưng tuyệt đối không được ngâm trong bồn tắm quá lâu. Thời gian tắm chỉ nên kéo dài trong khoảng 5 – 10 phút.

Làm cách nào để vết mổ nhanh lành và tránh để lại sẹo?

Vệ sinh vết mổ đúng cách

  • Vết mổ đẻ thường được các bác sỹ sản khoa khâu thẩm mỹ bằng chỉ tiêu hoặc chỉ rút sau 5-7 ngày.
  • Ngày đầu tiên, sản phụ cần giữ gìn vệ sinh cho vết mổ, không tự tháo băng, không làm ướt băng gạc…
  • 48 tiếng sau mổ, khi băng gạc được mở, sản phụ có thể tắm bằng nước sạch sau đó dùng gạc để thấm khô vùng vết mổ một cách nhẹ nhàng.
  • Thời gian sau khi xuất viện về nhà, bệnh nhân có thể tắm bình thường bằng xà phòng tắm, sau đó dùng khăn sạch để thấm khô vùng vết mổ.
  • Tránh sờ tay nhiều lần vào vết mổ, tránh gãi nếu da vết mổ có phản ứng ngứa.

Vận động điều độ giúp vết mổ nhanh lành

  • Các sản phụ được khuyến cáo là nên vận động sớm sau mổ để tăng lưu thông toàn hoàn giúp vết mổ nhanh liền và chống dính ruột.
  • Qua ngày thứ 3, sản phụ sẽ tập vận động đi lại quanh phòng và sinh hoạt gần như bình thường.
  • Vận động sau mổ sẽ gặp phải tình trạng đau. Vì vậy phác đồ giảm đau sau mổ của các bác sĩ là rất quan trọng.
  • Hết thời gian hậu sản, từ 4 – 6 tuần, sản phụ hồi phục sức khỏe và tham gia các bài tập thể dục trở lại bình thường.

Đi khám nếu vết mổ khi có dấu hiệu bất thường

Rất nhiều trường hợp vết mổ bị cứng, ấn tay thấy đau. Tuy nhiên, mẹ không cần lo lắng, đó chỉ là do chỉ khâu chưa tiêu hết. Chỉ khi vết mổ có các dấu hiệu bất thường, các mẹ sinh mổ mới cần đi khám bác sĩ. Dưới đây là một số dấu hiệu cần lưu ý đối với vết mổ đẻ, sản phụ cần tới bệnh viện để được kiểm tra:

  • Sản phụ bị đau bụng dữ dội, đi tiểu khó, cảm giác buốt, rát.
  • Vết mổ bị sưng, vùng da xung quanh vết mổ bị đỏ.
  • Sốt cao trên 38 độ C.
  • Vết mổ có dịch và mủ, mùi hôi hoặc chảy máu.
  • Âm đạo có dịch và có mùi lạ.

Chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn uống có vai trò quan trọng trọng việc chăm sóc vết mổ sau sinh. Giúp sản phụ sớm phục hồi sức khỏe cũng như có nhiều sữa cho con bú. Cần đảm bảo đủ các chất dinh dưỡng, cân đối giữa các nhóm thực phẩm, ăn chín, uống sôi. Lượng thức ăn nên vừa phải, không nên ăn quá no.

Các nhóm thức ăn mẹ sau sinh nên bổ sung vào chế độ hàng ngày:

  • Các thực phẩm giàu đạm, giàu sắt như thịt lợn, thịt bò, thịt gà, cá, tôm… giúp vết mổ nhanh lành, chống thiếu máu do thiếu sắt.
  • Tăng cường rau xanh và trái cây để phòng chống táo bón và bổ sung vitamin và khoáng chất nhằm tăng sức đề kháng.
  • Bổ sung sữa, các chế phẩm từ sữa vào thực đơn hàng ngày giúp tăng hàm lượng canxi cung cấp cho cơ thể cả mẹ và bé.
  • Uống nhiều nước.

Không bị để lại sẹo lồi sau sinh, mẹ nên tuyệt đối kiêng khem những nhóm thực phẩm như sau:

  • Đồ ăn có tính hàn: hải sản, cua, ốc, rau đay,…
  • Đồ ăn có thể gây viêm và tạo mủ cho vết mổ: gạo nếp, rau muống, lòng trắng trứng,…
  • Đồ ăn khiến sẹo thâm: thịt bò, rau muống,…
  • Thức ăn nhiều dầu mỡ.
  • Đồ ăn cay nóng.
  • Thực phẩm tái sống như: gỏi, rau sống,…
  • Các đồ có chứa chất kích thích như: bia, rượu, cà phê,…

Chăm sóc vùng sẹo bằng cách dưỡng da

Thoa kem dưỡng da chống sẹo theo chỉ định của bác sĩ:

  • Tùy theo cơ địa, hiện trạng của vết mổ mà bác sĩ sẽ kê đơn kem dưỡng da kèm theo thuốc bôi để giúp vết mổ mau lành, tránh sẹo lồi.
  • Không nên thoa kem bằng tay mà nên dung tăm bông sạch để bôi kem lên vùng da vết mổ.
  • Chăm sóc vết mổ sau sinh tốt nhằm phục hồi sớm vết mổ và hạn chế mức độ sẹo lồi tùy theo cơ địa của mỗi sản phụ.

Ngoài ra, để bảo vệ sức khỏe, các mẹ sau sinh có thể sử dụng thêm các loại nước tắm thảo dược tự nhiên để cơ thể có phục hồi nhanh chóng.

Dao’Spa Mama – Hồi phục sức khỏe cho phụ nữ sau sinh

Dao’spa mama được PGS.TS. Trần Văn Ơn nghiên cứu và phát triển từ bài thuốc tắm sau sinh của người Dao đỏ. 

Tất cả các cây thuốc làm nguyên liệu cho sản phẩm Dao’spa mama đều được người dân bản địa thu trực tiếp tại vùng núi Tả phìn của Sapa. 

Các cây thuốc sau khi thu hái được rửa sạch, thái nhỏ, cho vào nồi chiết tạo thành dạng cao lỏng. Sau đó được loại bỏ các tạp chất và bổ sung một số tinh dầu để tăng tác dụng. Trước khi đưa ra thị trường, Dao’spa mama luôn được kiểm nghiệm, kiểm tra chặt chẽ. Những sản phẩm đều đảm bảo chất lượng và hiệu quả đến tay người tiêu dùng.

Công dụng: 

  • Tăng cường sinh lực, phục hồi nhanh sức khỏe cho phụ nữ sau sinh,phòng chống các chứng bệnh hậu sản.
  • Tăng cường đào thải các chất độc qua da khi tắm, se nhỏ lỗ chân lông, hạn chế các tác nhân bất lợi cho cơ thể.
  • Giảm đau mỏi, chống stress, tạo giấc ngủ  ngon và sâu hơn, lấy lại cân bằng về cảm xúc.

 

Nếu muốn biết thêm nhiều thông tin về các cách chăm sóc vết mổ sau sinh hoặc cần tư vấn về sản phẩm, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được giải đáp cụ thể nhé.

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *